Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 1992

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 4 - 1992
Cuộc đua xe đạp toàn quốc
tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cuộc đua
Thời gian23 tháng 4 – 30 tháng 4
Chặng7
Quảng đường900 km (559,2 mi)
← 1991
1993 →

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 1992 là cuộc đua lần thứ tư của Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Thể dục - Thể thao quận Gò Vấp phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1992.[cần dẫn nguồn] Cuộc đua gồm 7 chặng, tổng lộ trình hơn 900 km, đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đi qua các thành phố Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Đà Lạt, Bảo Lộc và về lại Thành phố Hồ Chí Minh.[1][2] Tổng cộng có 114 vận động viên đến từ 23 đội đua trên toàn quốc tham dự cuộc đua lần này.[2]

Danh sách tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đua lần thứ tư quy tụ các đội đua:

  • Khách sạn Thanh Bình
  • An Giang
  • Công an Thành phố Hồ Chí Minh
  • Công An Nhân Dân
  • Quận Gò Vấp

Lộ trình[sửa | sửa mã nguồn]

Chặng Ngày Đoạn đường Khoảng cách
1 23 tháng 4 Thành phố Hồ Chí Minh đi Phan Thiết (Bình Thuận) 179 km
2 24 tháng 4 Phan Thiết đi Phan Rang (Ninh Thuận) 147 km
3 25 tháng 4 Phan Rang đi Nha Trang (Khánh Hòa) 102 km
4 26 tháng 4 Nha Trang đi Phan Rang 102 km
5 27 tháng 4 Phan Rang đi Đà Lạt (Lâm Đồng, đèo Ngoạn Mục) 121 km
28 tháng 4 Nghỉ tại Đà Lạt
6 29 tháng 4 Đà Lạt đi Bảo Lộc 103 km
7 30 tháng 4 Bảo Lộc đi Thành phố Hồ Chí Minh 148 km

Xếp hạng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Đội
A yellow jersey. Áo vàng Trương Huy Hồng Khách sạn Thanh Bình
A white jersey with red polka dots. Áo chấm đỏ Lư Hồng Hải Công An Nhân Dân
A green jersey. Áo xanh Không được trao
A white jersey with a yellow number bib. Giải đồng đội Công An Nhân Dân

Nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Agfa
  • Tribeco

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Minh Hùng (1 tháng 5 năm 2005). “Tương lai Cúp Truyền hình”. CHUYÊN TRANG THỂ THAO. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ a b “15 năm ấy biết bao nhiêu là tình”. Báo Bình Định. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]