Nút giao thông Trung Hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nút giao thông Trung Hòa
Nút giao thông Trung Hòa là điểm đầu của Đại lộ Thăng Long
Map
Vị trí
Trung Hòa, Cầu GiấyMễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Toạ độ21°00′18,5″B 105°47′32,4″Đ / 21°B 105,78333°Đ / 21.00000; 105.78333
Kết nối các tuyến đường Đường vành đai 3 Hà Nội
Đại lộ Thăng Long
Đường Trần Duy Hưng
Đường Phạm Hùng
Đường Khuất Duy Tiến
Xây dựng
Mở cửa3 tháng 10 năm 2010 (2010-10-03)

Nút giao thông Trung Hòanút giao thông khác mức của Đường vành đai 3 Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Đường Trần Duy Hưng, Đường Phạm Hùng và Đường Khuất Duy Tiến nằm tại vị trí giáp ranh giữa phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những nút giao thông quan trọng tại cửa ngõ phía tây của thành phố với 3 tầng xe chạy.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 2001: Khởi công xây dựng đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 1 (Đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến ngày nay)[2]
  • 20 tháng 3 năm 2005: Khởi công xây dựng Đại lộ Thăng Long nhân kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
  • Năm 2009: Hoàn thành xây dựng đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 1[2][3]
  • Tháng 6 năm 2010: Khởi công xây dựng Đường vành đai 3 trên cao (Đường cao tốc) đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 2[3]
  • 3 tháng 10 năm 2010: Khánh thành Đại lộ Thăng Long nhân kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội[4]
  • 21 tháng 10 năm 2012: Hoàn thành xây dựng Đường vành đai 3 trên cao (Đường cao tốc) đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 2[3]
  • 18 tháng 1 năm 2015: Khởi công xây dựng hầm chui Trung Hòa[5]
  • 8 tháng 1 năm 2016: Hoàn thành xây dựng hầm chui Trung Hòa[6]

Thông tin cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm vi nút giao Trung Hòa theo trục đường Đại lộ Thăng Long vào Thành phố Hà Nội từ Km 3+382,03 (Đại lộ Thăng Long) đến Km 1+780 (lý trình đường Trần Duy Hưng); theo đường Vành đai 3 từ Km 22+905,38 đến Km 23+634.16 (lý trình Vành đai 3). Quy mô xây dựng 2 hầm chui thông theo 2 chiều giao thông, hướng Đại lộ Thăng Long - đường Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám.[1]

Kết nối các tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng Cầu Thanh Trì – Cầu Thăng Long[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đường vành đai 3 Hà Nội (Đoạn trên cao)
  • Đường Phạm Hùng (Hướng cầu Thăng Long)
  • Đường Khuất Duy Tiến (Hướng cầu Thanh Trì)

Hướng đi Hòa LạcHòa Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng đi Trung tâm thành phố[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đường Trần Duy Hưng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b baogiaothong.vn. “Ngắm nút giao thông siêu hiện đại tại Hà Nội từ trên cao”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ a b Đinh Tịnh (2009). “Dự án đường vành đai 3 sẽ hoàn thành trong năm 2010”. VnEconomy. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c “Dự án đường vành đai III, Tp Hà Nội, đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm (giai đoạn 2)”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Anh, Bảo (3 tháng 10 năm 2010). “Chính thức thông xe Đại lộ Thăng Long”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ ONLINE, TUOI TRE (18 tháng 1 năm 2015). “Khởi công hầm chui Đường vành đai 3 - Đại lộ Thăng Long”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Thái An (2016). “Hà Nội thông xe nút giao Trung Hòa và hầm nút giao Thanh Xuân”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.